DAILY MAIL by GLEN OWEN and STEPHEN ADAMS FOR THE MAIL ON SUNDAY – 19 September 2021
Ba Sàm lược dịch
Tạp chí y khoa Lancet đã phải quỳ gối trước áp lực về việc đưa tin của mình – vốn từng bị chỉ trích nặng nề – về nguồn gốc gây tranh cãi của đại dịch Covid, bằng việc công bố ‘quan điểm thay thế’ từ 16 nhà khoa học. Trong bản công bố đó đã kêu gọi một ‘cuộc tranh luận khách quan, công khai và minh bạch’ về việc liệu virus này có bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc hay không.
Đầu năm nay, đã có nhiều nguồn tin tiết lộ rằng Peter Daszak – một nhà khoa học người Anh có mối liên hệ lâu dài với Viện Virology Vũ Hán – đã bí mật dàn dựng một tuyên bố qua một bức thư mang tính bước ngoặt đăng trên The Lancet, vào tháng 2 năm 2020, nhằm tấn công điều mà họ gọi là ‘các thuyết âm mưu cho thấy rằng Covid-19 không có một nguồn gốc tự nhiên’.
Bức thư đó hiện nay đã trở nên khét tiếng, có chữ ký của 27 chuyên gia hàng đầu về sức khỏe cộng đồng, cho biết họ đã đứng cùng nhau để ‘lên án mạnh mẽ’ những lý thuyết mà họ cho rằng ‘không làm gì khác ngoài việc tạo ra nỗi sợ hãi, tin đồn và thành kiến’.

Họ cũng khen ngợi các nhà khoa học Trung Quốc, những người mà họ nói đã ‘làm việc siêng năng và hiệu quả để nhanh chóng xác định mầm bệnh đằng sau đợt bùng phát này … và chia sẻ kết quả của họ một cách minh bạch với cộng đồng y tế toàn cầu’.
Giờ đây, The Lancet đã đồng ý xuất bản một bài bình luận để thay thế, trong đó thảo luận về khả năng việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm có thể đóng một vai trò nào đó trong sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2.
Bài bình luận đó cũng đã đối đầu trực tiếp với nỗ lực của các tạp chí khoa học nhằm ngăn chặn cuộc tranh luận, bằng cách dán nhãn cho các lý thuyết như là hiện tượng đưa ‘thông tin sai lệch‘.
Trong bài này, các tác giả cho rằng ‘không có sự ủng hộ trực tiếp nào đối với nguồn gốc tự nhiên của SARS-CoV-2, và một tai nạn liên quan đến phòng thí nghiệm là đúng với sự thực’.
Họ thêm rằng tuyên bố vào tháng 2 năm 2020 ‘đã tạo ra một hiệu ứng câm lặng đối với cuộc tranh luận khoa học rộng lớn hơn’.
- 2403. Chủ tịch COVID của tạp chí y khoa Lancet “phản đối” việc “đối đầu” với Trung Quốc, trong khi có liên hệ với Thỏa thuận năng lượng Trung Quốc của Hunter Biden
- 2587. TS. Fauci phủ nhận việc các nhà khoa học đã “cố tình đàn áp” những người đưa ra lý thuyết Covid rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán

Và các tác giả cho rằng các nhà khoa học, ‘cần đánh giá tất cả các giả thuyết trên cơ sở hợp lý, và cân nhắc khả năng xảy ra của chúng dựa trên các dữ kiện và bằng chứng, không suy đoán liên quan đến những tác động chính trị có thể xảy ra’.
Theo họ, bản thân khoa học nên ‘nắm lấy các giả thuyết thay thế, lập luận trái ngược, xác minh, bác bỏ và tranh cãi’ và thay vì chúc mừng Trung Quốc về sự ‘minh bạch’, thì hãy kêu gọi siêu cường bưng bít đó mở cửa.
Trung Quốc đã quyết liệt chống lại cuộc điều tra đầy đủ và không hạn chế của Tổ chức Y tế Thế giới về nguồn gốc của đợt bùng phát dịch, dẫn đến kết quả được nhiều người coi là một cuộc điều tra bị vô hiệu hóa.
Báo cáo sau đó, được công bố vào tháng 3, kết luận rằng virus SARS-CoV-2 có thể đã truyền sang người từ một con dơi thông qua một loài không xác định khác.
Tất cả đều bác bỏ những giả thuyết cho rằng virus được tạo ra trong phòng thí nghiệm, hay là một loại virus tự nhiên thoát ra từ phòng thí nghiệm.
Nhưng báo cáo đã bị chỉ trích bởi 14 quốc gia bao gồm Anh, Mỹ và Úc, trong khi ngay cả người đứng đầu WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cũng thừa nhận nó ‘không đủ bao quát’.
Báo The Daily Mail này đã nhiều lần thu hút sự chú ý đến vai trò của tạp chí The Lancet trong việc che giấu nguồn gốc của virus và sự lây lan sớm của nó.
Bài bình luận mới, được xuất bản trên tờ The Lancet hôm thứ Sáu tuần này, cho biết: ‘Thế giới sẽ vẫn bị chìm trong tranh chấp nếu không có sự tham gia đầy đủ của Trung Quốc, bao gồm quyền truy cập mở vào dữ liệu chính, các tài liệu và dữ liệu được lưu trữ có liên quan để cho phép tìm kiếm toàn diện, minh bạch và khách quan cho tất cả các bằng chứng liên quan.‘
Một trong những người ký tên vào văn bản nói trên, Giáo sư Nikolai Petrovsky của Đại học Flinders ở Adelaide, Úc, nói với The Daily Mail Chủ nhật rằng: ‘Chuyện này có vẻ nhỏ, nhưng sau 18 tháng họ hoàn toàn phủ nhận, nay hành động của [The] Lancet đồng ý công bố bức thư này thừa nhận rằng nguồn gốc của Covid-19 vẫn còn là một phán quyết mở, là một vấn đề rất lớn.
‘Để một tạp chí y khoa hàng đầu như Lancet đồng ý như vậy, với việc cuối cùng phải mở cửa để chấp nhận đăng một lá thư từ các nhà khoa học, trong đó nêu bật nguồn gốc còn không được chắc chắn đang hiện hữu của Covid-19, nó cho thấy chúng ta đã đi được bao xa trong 18 tháng qua, khi yêu cầu một cuộc tranh luận khoa học mở về chủ đề này. Nhưng nó cũng cho biết chúng ta còn phải đi bao xa nữa’.
[…] 2791. Tạp chí y khoa hàng đầu thế giới Lancet, từng đứng về phía Trung Quốc và… […]
ThíchThích
[…] 2791. Tạp chí y khoa hàng đầu thế giới Lancet, từng đứng về phía Trung Quốc và… […]
ThíchThích
[…] 2791. Tạp chí y khoa hàng đầu thế giới Lancet, từng đứng về phía Trung Quốc và…. […]
ThíchThích
[…] 2791. Tạp chí y khoa hàng đầu thế giới Lancet, từng đứng về phía Trung Quốc và…. “… Peter Daszak – một nhà khoa học người Anh có mối liên hệ lâu dài với Viện Virology Vũ Hán – đã bí mật dàn dựng một tuyên bố qua một bức thư mang tính bước ngoặt đăng trên The Lancet, vào tháng 2 năm 2020, nhằm tấn công điều mà họ gọi là ‘các thuyết âm mưu cho thấy rằng Covid-19 không có một nguồn gốc tự nhiên’.” […]
ThíchThích
[…] 2791. Tạp chí y khoa hàng đầu thế giới Lancet, từng đứng về phía Trung Quốc và…. “… Peter Daszak – một nhà khoa học người Anh có mối liên hệ lâu dài với Viện Virology Vũ Hán – đã bí mật dàn dựng một tuyên bố qua một bức thư mang tính bước ngoặt đăng trên The Lancet, vào tháng 2 năm 2020, nhằm tấn công điều mà họ gọi là ‘các thuyết âm mưu cho thấy rằng Covid-19 không có một nguồn gốc tự nhiên’.” […]
ThíchThích
[…] 2791. Tạp chí y khoa hàng đầu thế giới Lancet, từng đứng về phía Trung Quốc và… […]
ThíchThích
[…] 2791. Tạp chí y khoa hàng đầu thế giới Lancet, từng đứng về phía Trung Quốc và… […]
ThíchThích